Mẫu thiết kế văn phòng làm việc đẹp
1. Mẫu thiết kế văn phòng làm việc đẹp
Mỗi doanh nghiệp đều có bản sắc riêng – Điều đó không chỉ được thể hiện ở sản phẩm, dịch vụ mà toát lên ngay từ không gian làm việc chung của nhân viên. Việc xây dựng một văn phòng làm việc đẹp, khoa học không chỉ giúp nhân viên làm việc tích cực và hiệu quả mà còn giúp họ thêm yêu và gắn bó với công ty.
2. Mẫu thiết kế văn phòng – Quầy lễ tân đẹp
Quầy lễ tân là khu vực đầu tiên tiếp xúc với khách hàng, đối tác nên được coi là bộ mặt của doanh nghiệp. Vì vậy, bài trí quầy lễ tân đẹp, là điều mà nhiều doanh nghiệp hướng tới. Bạn nên quan tâm đến kích thước quầy, kiểu dáng để tối ưu diện tích và màu sắc phù hợp concept thiết kế để có được khu vực lễ tân ưng ý.
3. Mẫu thiết kế văn phòng – Phòng họp đẹp
Khi nói đến phòng họp, có lẽ nhiều người sẽ mường tượng ra đó là một không gian khô cứng, nặng nề, nơi bắt đầu của những cuộc họp hành căng thẳng. Tuy nhiên, bạn không thể phủ nhận rằng mỗi cuộc họp luôn đem đến những giải pháp tích cực hơn cho công việc kinh doanh, là nơi thăng hoa của nhiều ý tưởng làm việc.
Để phát huy tối đa hiệu quả của phòng họp, các kiến trúc sư thường lựa chọn những thiết kế mới mẻ nhưng không đánh mất đi tính chất trang trọng như: phòng họp với không gian xanh, phòng họp mở hoặc phòng họp tối giản. Khám phá điều đó qua 5 mẫu thiết kế phòng họp dưới đây:
4. Mẫu thiết kế văn phòng – Phòng giám đốc đẹp
Đối với mỗi công ty, người lãnh đạo có vị trí quan trọng, quyết định thành bại của doanh nghiệp trên thị trường. Do vậy, việc bố trí văn phòng giám đốc đẹp là điều cần thiết, nhằm tạo ra sự thoải mái cho người lãnh đạo làm việc và thư giãn. Đồng thời, thông qua hình ảnh văn phòng giám đốc, khách hàng, đối tác cũng có thể đánh giá được độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
5. Một số lưu ý khi thiết kế văn phòng đẹp
5.1. Xác định phong cách, tôn lên thương hiệu doanh nghiệp
Trước khi bắt tay vào thiết kế văn phòng, việc đầu tiên bạn cần xác định mục đích sử dụng cũng như văn hóa doanh nghiệp, từ đó lựa chọn ra phong cách chủ đạo. Dựa trên định hướng về phong cách, bạn sẽ biết cách triển khai ý tưởng bằng cách bài trí bố cục không gian, màu sắc, chất liệu…
Ví dụ, nếu văn phòng quá hẹp, không nên chọn phong cách Tân cổ điển hoặc Luxury vì chúng yêu cầu sự đăng đối trên nền diện tích lớn. Ngược lại, nếu bạn sở hữu một văn phòng rộng nhưng chỉ thiết kế sơ sài sẽ khiến không gian làm việc trở nên lạnh lẽo, đơn điệu.
5.2. Yếu tố màu sắc
Với những không gian nhỏ, hãy sử dụng màu sáng làm chủ đạo, dùng màu tối hoặc tông màu neon rực rỡ làm điểm nhấn. Sự phối hợp gam màu trên sẽ khiến phòng làm việc trở nên rộng và tăng cảm giác dễ chịu khi làm việc.
Ngược lại, với văn phòng có diện tích lớn, hãy cố gắng tạo thật nhiều điểm nhấn bằng chi tiết decor nhưng đừng đánh mất đi tính đồng bộ để không gian làm việc bớt trống trải.
5.3. Sự tương tác
Sự tương tác ngày càng được đề cao trong môi trường làm việc hiện nay. Để tăng cường sự tương tác giữa các nhân viên trong quá trình làm việc, đòi hỏi thiết kế nội thất phải tối ưu sự tiện lợi, giúp việc trao đổi trở nên dễ dàng hơn.
Bạn cũng có thể lựa chọn mô hình văn phòng mở hoặc đóng mở kết hợp để tạo nên không gian làm việc chung rộng lớn, đề cao sự trao đổi, giao lưu.
5.4. Liên thông không gian
Những không gian mở, không gian liên thông không chỉ giúp giải quyết vấn đề diện tích mà còn tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho nhân viên. Sử dụng vách kính trong để đón lấy ánh sáng mặt trời, hạn chế vách ngăn, kết hợp cây xanh đều là những cách làm đơn giản mà hiệu quả. Nhờ vậy, không gian trong và ngoài được kết nối mà không làm mất đi tính chất riêng tư vốn có.
5.5. Tối ưu ánh sáng, thông gió
Ánh sáng tự nhiên rất có lợi cho mắt khi phải làm việc với máy tính nhiều giờ đồng hồ. Bạn có thể dùng vách kính cường lực hoặc trần xuyên sáng để lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên nhất. Ngoài ra, lắp đặt hệ thống thông gió hoặc làm giếng trời có thể giúp quá trình trao đổi không khí trong ngoài diễn ra dễ dàng hơn
5.6. Nội thất tiện nghi, linh hoạt
Không gian nên có sự kết hợp với nhiều phụ kiện xung quanh và đồ trang trí nội thất liên quan đến lĩnh vực công việc để gia tăng sự sinh động cho văn phòng. Đồng thời, hãy tối ưu hóa năng suất lao động bằng cách sử dụng đồ nội thất đa năng, gọn nhẹ và linh hoạt. Bàn có chân xoay hoặc có thể gấp gọn, ghế ngồi có chức năng ngả thành giường mini, máy in và photocopy kết hợp… là những nội thất nên ưu tiên sử dụng.
5.7. Sự riêng tư
Văn phòng là môi trường làm việc tập thể, do đó, không gian riêng tư dành cho mỗi người là khá hạn chế, ảnh hưởng đến sự tập trung của họ trong công việc. Hãy chú ý dành cho mỗi nhân viên một khoảng không gian làm việc riêng tư đủ lớn để họ hoàn thành tốt công việc. Doanh nghiệp có thể bố trí khu làm việc riêng hoặc phòng gọi điện trong văn phòng nhằm đa dạng không gian làm việc cho nhân viên trải nghiệm.
5.8. Yếu tố thiên nhiên
Sự xuất hiện của yếu tố tự nhiên không chỉ đem đến cảm giác thư giãn, thoải mái cho nhân viên mà còn giúp thanh lọc bầu không khí trong văn phòng. Hãy bố trí đa dạng cây xanh khác nhau nhằm đem đến sự xanh mát cho không gian phòng làm việc. Chậu cây lớn có thể đặt ở góc phòng, giá treo cây xanh thích hợp với văn phòng nhỏ hay các chậu cây mini cố định trên bàn… đều là lựa chọn tối ưu để decor văn phòng.
Hy vọng rằng, các mẫu thiết kế văn phòng đẹp trên đây sẽ giúp các bạn có thêm nhiều sự tham khảo cho không gian làm việc của doanh nghiệp mình. Với tiêu chí luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong thiết kế văn phòng.